Cây cầu ‘chặt đôi’ cao tốc phá vỡ mọi định luật vật lý, vừa là đường hầm cho xe chạy, vừa là đường thủy cho tàu bè thông thường

Cây cầu này được mệnh danh là một kiệt tác kiến trúc phá vỡ mọi định luật vật lý.

Nằm ở thị trấn nhỏ Harderwijk (phía Đông Hà Lan), cây cầu Veluwemeer khiến thế giới trầm trồ thán phục, được đặt theo tên của kiến trúc sư Veluwemeer Aqueduct. Ngay từ ban đầu, việc tạo nên một cây cầu thật dài nhằm nối liền vùng lục địa nước này với hòn đảo nhân tạo Flevoland, lại cần đủ độ cao để tránh được tàu phà đi lại không đâm vào nhau, dường như là điều không tưởng.

Flevoland được xây dựng từ đất khai hoang trong vùng và được bao quanh bởi ba hồ nhân tạo. Hòn đảo này được tạo thành từ hai phần nổi lên là Flevopolder và Noordoostpolder, gộp vào và có diện tích 374,5 dặm vuông (970km2) thuộc tỉnh Flevoland.

 

Từ một ý tưởng đột phá

Đối với một cây cầu thông thường cần đảm bảo được độ dài để kết nối hai bờ và độ cao an toàn để tránh tàu phà đâm vào cầu. Đây là một quy luật không thể đi ngược. Nhưng ý tưởng xây dựng Veluwemeer đi ngược lại hoàn toàn với quy luật này.

Đã có rất nhiều ý tưởng sáng tạo được đưa ra thảo luận khi thông qua kế hoạch xây cầu nối liền vùng lục địa của Hà Lan với hòn đảo nhân tạo Flevoland. Phần đa cho rằng nên xây cây cầu thông thường hoặc đường hầm dưới nước, nhưng nhược điểm của nó là tốn nhiều chi phí và thời gian xây dựng. Yêu cầu đặt ra lúc này là làm sao đảm bảo thông suốt giao thông trên cạn và dưới nước trên một lượng ngân sách nhỏ.

Cầu nước Veluwemeer phá vỡ mọi quy luật vật lý

Cầu nước Veluwemeer phá vỡ mọi quy luật vật lý

Cuối cùng, kiến trúc sư Veluwemeer Aqueduct đã ta đưa ra một quyết định không tưởng, đó là xây dựng một cây cầu nước. Thiết kế độc đáo này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí thi công và phát huy tối đa hiệu quả của cây cầu nước, không làm cản trở giao thông.

Nếu là một đường hầm sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu xây cầu đường bộ thì cũng đồng nghĩa với việc phải có một khoản ngân sách lớn hơn, thời gian xây dựng lâu hơn. Thiết kế đột phá này là một lựa chọn hoàn hảo đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra.

Đến kỳ tích kỹ thuật khiến cả thế giới thán phục

Sau quá trình lên ý tưởng và thi công, cầu nước Veluwemeer Hà Lan chính thức được đưa vào sử dụng năm 2002. Thời điểm đó, cả thế giới phải sửng sốt khi chiêm ngưỡng công trình độc đáo có một không hai này. Đây là tuyến đường có chiều dài 25m, rộng 19m và sâu 3m.

Trong suốt quá trình cây cầu được thiết kế, các kĩ sư đã chọn xây dựng đường thủy ở trên con đường N302 – nơi có khoảng 28.000 phương tiện qua lại mỗi ngày. Đây được xem là một trong những cây cầu nước ngắn nhất thế giới. Cầu nước Veluwemeer giúp nối liền phần lục địa của Hà Lan và đảo nhân tạo Flevoland lớn nhất thế giới.

Bên trong hầm Veluwemeer với sức chứa 28.000 phương tiện

Bên trong hầm Veluwemeer với sức chứa 28.000 phương tiện

Ngoài hai luồng giao thông chính, cầu còn thiết kế lối đi bộ ở hai bên để cho khách bộ hành thưởng ngoạn. Từ đây, du khách có thể nhìn thấy mặt nước mênh mông, bầu trời bao la thoáng mát và dưới lòng hầm là những chiếc xe tấp nập nối đuôi nhau.

Cầu nước Hà Lan được xây dựng trên hệ thống dẫn nước hiện đại cho phép lưu lượng giao thông liên tục xuyên suốt trên cạn và trên mặt nước. Bên trên cây cầu là mặt biển dành cho tàu qua lại và bên dưới là hai làn đường sâu khoảng 10m phục vụ nhu cầu đi lại của gần 30.000 phương tiện lưu thông.

Bên dưới là 2 làn đường sâu xuống 10m với khoảng 28.000 xe cộ lưu thông mỗi ngày. Theo thiết kế này, ô tô và người đi bộ giảm bớt được những đoạn đường vòng lên cầu như thông thường, rút ngắn được khoảng cách và có thể thỏa thích thưởng ngoạn cảnh đẹp hai bên.

Cầu nước Veluwemeer ở Hà Lan là một công trình đột phá cả về kiến trúc lẫn kỹ thuật trên thế giới. Sự ra đời của cây cầu này đã phá vỡ, đảo ngược mọi định luật, nguyên tắc thông thường của vật lý tự nhiên. Nếu một lần đến du lịch Hà Lan, đừng quên dành thời gian trải nghiệm tại cây cầu đẹp và độc này nhé.

Để chiêm ngưỡng công trình độc đáo này, du khách có thể lái xe trên đường N302 hướng từ thành phố Harderwijk đến Harderhaven, hoặc ngược lại. Hoặc du khách cũng có thể đi dạo trên cây cầu này dọc đường cao tốc từ Harderwijk để ngắm nhìn nó và cảnh quan hồ nước hai bên.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *