Ghét đến mấy cũng phải ghi nhớ 3 công thức giao tiếp này, đó mới chính là người khôn ngoan

Kỹ năng  giao tiếp đã trở thành một nhân tố không thể thiếu đối với mỗi người.

Nói chuyện với người có thân phận địa vị, phải giữ lòng tự tin

Trong lịch sử, những người có thân phận địa vị thường là các vị quan lại, của cải giàu có, hoặc gia tộc sang quý. Những người này được hun đúc trong một nền giáo dục đặc biệt từ thuở nhỏ, tạo ra khí chất của một “quý nhân”.

Trong thời hiện đại ngày nay, đó là những người gia cảnh sung túc, có học vấn, hiểu lễ nghĩa, đạt được nhiều thành tựu. Họ có bề dày thành tích đáng để kiêu ngạo, cũng đã kinh qua đủ chuyện trên con đường sự nghiệp nên có sự sắc sảo đáng nể.

 Do đó, khi đứng trước mặt những người như vậy, người thường sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát hơn, thậm chí nhiều người còn e ngại đến nỗi không nói nổi nên lời.

Tuy nhiên, theo bậc thầy Quỷ Cốc Tử, muốn thể hiện giá trị bản thân thì đó là việc hoàn  toàn không nên làm.

Trong tương tác công việc, việc gặp phải những người có địa vị cao hơn mình là điều không thể tránh khỏi, hãy nhớ phải tự tin khi đối phó với họ. Bạn không nên thái độ xu nịnh, cũng không tự mãn kiêu ngạo, giữ bản thân ở mức độ lịch sự, thoải mái và bình tĩnh. Như vậy, dù đối phương là ai, họ cũng sẽ dành cho bạn sự tôn trọng nhất định.

Nói chuyện với tiểu nhân, tránh xa tiền bạc

“Tiểu nhân” bao hàm rất nhiều nội dung, không chỉ là những “tiểu nhân” trong thương trường mà còn là những người tiểu nhân có quan hệ làm ăn, công việc với họ. Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp dù không ưa thích gì nhau, chúng ta vẫn phải tay bắt mặt mừng. Dù biết rõ đối phương không phải người tốt đẹp, thiện lương nhưng bạn vẫn phải giao du tiếp xúc.

Khi ở vào tình huống đó, chỉ có thể cẩn trọng từng lời nói và hành động, đặc biệt không nên nhắc tới tiền bạc hay lợi ích. Điều đó có thể khiến tiểu nhân sinh lòng đố kỵ, ganh ghét, hoặc tìm cách lợi dụng bạn để mưu cầu lợi ích cho bản thân họ.

Nói chuyện với người khôn ngoan hãy chân thành

“Người khôn ngoan” ở đây dùng để chỉ người thông minh hoặc người có kiến thức, am hiểu sâu rộng. Dù bạn chưa nói hết, họ đã hiểu ý và có thể phát triển thêm gấp mười phần. Khi  giao tiếp với những người như vậy, họ “biết tuốt” đến mức khiến đôi khi bạn sinh ra cảm giác bản thân thật kém cỏi. Cũng chính vì họ quá thông thái nên bạn cũng có cảm giác bị nhìn thấu nội tâm.

Những cảm giác này đều không mấy dễ chịu. Cách đơn giản nhất để đối mặt với họ chính là đối xử thật chân thành. Bạn không ôm  toan tính, ôm tìm cách thể hiện, hãy cứ nói đúng lòng mình và thể hiện thiện ý của bản thân. Đối phương sẽ đủ khôn ngoan để nhận ra điều đó, chấp nhận thiện ý của bạn và cũng hành xử tương tự.

Còn những người vụ lợi, muốn giở trò, tìm cách lợi dụng để mưu cầu điều riêng thì khó có thể thoát khỏi mắt những người khôn ngoan. Dù họ không nói ra, nhưng họ sẽ sớm xa cách về mặt tâm lý.

Những người bàn tán sau lưng bạn, hãy cứ phớt lờ

Chẳng ai là muốn mình bị nói xấu sau lưng người khác. Nhưng cuộc đời này, chẳng ai có thể kiểm soát được người mình sẽ gặp và những gì họ nghĩ về mình. Có khen thì cũng sẽ có chê, có sự công nhận thì cũng sẽ có người nghi ngờ.

Khi có ai đó tấn công bạn bằng những lời chỉ trích thì không phải vì họ họ thực sự không biết sự thật mà do họ tự ti, đố kỵ, nên tìm kiếm sự an ủi bằng cách chỉ trích và công kích bạn.

Tranh luận với một người như vậy chỉ phí lời và tốn sức mà thôi. Cho dù là bạn có lý do gì thì cũng hãy cố gắng phớt lờ và khiến bạn phiền lòng bằng những lời đồn đại. Thế nên khi bạn gặp một người như thế, hãy mặc kệ họ.

Khi bạn gặp một người như thế, hãy mặc kệ họ. Khi họ không thấy bạn bừng cơn giận, họ sẽ chán và rời bỏ đi trước mà thôi.

Người làm tổn thương bạn, hãy tránh xa họ

Bạn có muốn cảm ơn những người đã làm tổn thương mình không? Những nỗi đau đó có thực sự cần thiết không?

Có lẽ câu trả lời tất nhiên là không. Nhưng người làm tổn thương bạn không làm điều đó để giúp bạn. Họ làm tổn thương bạn để tiêu diệt bạn và càng không bao giờ nghĩ đến việc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể vượt qua.

Chúng ta đã sống sót sau những tổn thương, bằng cách này hay cách khác chúng ta sẽ trưởng thành hơn. Tất cả dựa vào sự nỗ lực của chính bản thân mình, không phải do ai khác và càng không phải là nhờ vào kẻ đã làm tổn thương mình.

Sói ăn thịt cừu là để thỏa mãn nhu cầu của chúng, không phải để thử thách hay muốn cừu mạnh mẽ hơn. Thế nên đối với những người như thế, chẳng cần nói 2 từ cảm ơn.

Đặc biệt, bạn cũng nên phân biệt rõ, điều gì nên nói, điều gì không nên nóiĐối với ba điều sau đây, thà im lặng còn hơn nói ra:

Thứ nhất: Lời nói điên rồ và ngông cuồng. Điều này rất dễ hiểu vì từ xưa, dân gian đã có câu “Nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, ám chỉ những người thường nói chuyện đao to búa lớn, nhưng hành động thực tế thì chẳng được bao nhiêu. Tuýp người này thường luôn bị những người xung quanh coi thường.

Thứ hai: Không nói quá nhiều lời phàn nàn, đặc biệt là với người khác và với người lạ. Đừng biến người khác thành “thùng rác” để bạn xả hết những cảm xúc tiêu cực và thái quá.

Thứ ba: Dối trá và vô nghĩa. Những người nói nhảm và vô nghĩa trong thời gian dài chắc chắn sẽ làm mất lòng tin của mọi người, không ai muốn lắng nghe.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *